Giắt thức ăn là tình trạng thức ăn bị mắc kẹt lại vùng kẽ răng ở bất kì vị trí nào trên cung hàm và khó lấy sạch ra ngoài, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng.
1. Do răng thưa
Răng thưa là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng giắt răng. Giữa các răng trên cung hàm có khe hở tạo điều kiện cho vụn thức ăndễ dàng lọt vào và bị kẹt lại. Đặc biệt, ở người chỉ thưa răng khoảng nhỏ, thức ăn sẽ dễ bị giắt lại hơn sau mỗi lần ăn nhai.
2. Do răng mọc lệch lạc
Răng mọc lệch, mọc không đúng vị trí trên cung hàm tạo thành nhiều kẽ răng to, nhỏ với các kích thước khác nhau khiến cho thức ăn mắc kẹt, rất khó để làm sạch
3. Do sâu răng gây ra lỗ hổng
Sâu răng là tình trạng men răng bị bào mòn và xuất hiện các lỗ hổng ở thân răng hoặc chân răng .Những lỗ hổng là môi trường lý tưởng cho các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ
4. Do nhai quá mạnh
Những thực phẩm dai như thịt gà, thịt bò, khô mực,… cần lực nhai mạnh. Điều này vô tình khiến thực phẩm bị đẩy qua các kẽ răng và kẹt ở đó.
5. Do thói quen xỉa răng bằng tăm tre
Các kẽ răng được xỉa bằng tăm rất dễ bị tổn thương lợi và vùng gai nướu, lâu ngày vùng kẽ răng sẽ rộng dần và gây giắt thức ăn
6. Do chụp răng bị hở điểm tiếp giáp với răng bên cạnh
Là do vỡ sứ rìa gần hoặc xa; do phục hình lâu năm không còn khít sát, do phục hình sai