1. Viêm tai
Có rất nhiều lí do khiến tai chó có mùi hôi: không được vệ sinh tai, tai ẩm ướt, viêm tai,… Nếu mùi hôi nhẹ tức là chó cần được lấy ráy và làm sạch tai. Nếu mùi hôi nặng, ráy tai có chất nhầy, màu sắc khác thường dù thường xuyên vệ sinh thì có khả năng chó bị viêm tai. Lúc này, bạn nên đưa bé đi khám.
2. Các vấn đề về da
Bã nhờn, dị ứng, nấm, viêm da có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trên da và lông, gây ra mùi hôi. Điều này khiến cho chó cảm thấy khó chịu, chúng sẽ thường xuyên liếm, gãi quá mức dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp, làm cho mùi hôi nặng thêm. Một số người thường nghĩ rằng, tắm nhiều sẽ giảm mùi hôi của thú cưng. Tuy nhiên, tắm quá nhiều sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da cún, khiến cho da dễ bị kích ứng và mắc các bệnh về da hơn.
3. Hơi thở có mùi
Thức ăn bám vào răng, nếu không được làm sạch sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra hôi miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hoá (khó tiêu, đầy hơi,…).
4. Tuyến hôi
Tuyến hôi nằm ở cuối trực tràng hay còn gọi là tuyến hậu môn. Tuyến hôi bị tắc sẽ gây ra mùi hôi cực kỳ khó chịu.
5. Vấn đề về tiêu hoá
Chó bị đầy bụng, khó tiêu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng hoặc phân nặng mùi.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nước tiểu của chó có mùi khai hơn bình thường, kèm theo một số biểu hiện khác như: tần suất đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, nước tiểu có lẫn máu,… rất có thể chó gặp vấn đề về đường tiết niệu.
7. Không cắt tỉa lông
Chó cần được chải lông mỗi ngày và cắt tỉa lông ít nhất 1-2 lần/ tháng. Chải lông sẽ lấy đi bụi bẩn, lông rụng. Việc này tuy đơn giản nhưng cũng góp phần không ít trong giảm mùi hôi ở thú cưng.
8. Lông ẩm ướt
Nhiều chú chó thường tìm vào nhà vệ sinh nằm cho mát, nhưng môi trường ẩm khiến lông bị bết dính, có mùi hôi khó chịu. Bạn cần giữ cho nơi ở của cún khô thoáng, sạch sẽ. Sau khi tắm xong, cho bé phơi nắng hoặc sấy lông thật khô. Tránh cho chó nằm ở những nơi ẩm ướt.