1. Mồ hôi mặn
Cũng giống như nước mắt, mồ hôi có vị mặn. Tuy nhiên, nếu nó mặn bất thường đến mức làm mắt bạn bị xót, thì đây là dấu hiệu bạn có thể đang thiếu natri.
2. Đổ quá ít mồ hôi
Nếu bạn hầu như không đổ mồ hôi vào một ngày hè nóng nực hoặc khi đang đạp xe, điều này có nghĩa là các tuyến mồ hôi của bạn không hoạt động tốt. Đây là một tình trạng nghiêm trọng được gọi là anhidrosis và nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
3. Đổ mồ hôi quá nhiều
Nếu bạn bị đổ mồ hôi và sụt cân, đổ mồ hôi chủ yếu khi ngủ hoặc cảm thấy tức ngực khi đổ mồ hôi, thì đã đến lúc bạn nên đến khám bác sĩ.
4. Có mùi hôi
Thực tế mồ hôi thông thường không có mùi. Nhưng khi vi khuẩn trong da của bạn kết hợp với mồ hôi, nó sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Mồ hôi có mùi cũng có thể đến từ sự căng thẳng.
Có 2 loại mồ hôi đến từ các tuyến khác nhau: một loại thường không có mùi từ các tuyến sinh dục khi quá nóng, và loại khác là loại có mùi khó chịu từ các tuyến apocrine. Rửa sạch những nơi bạn thường hay đổ mồ hôi.
5. Bà bầu đổ mồ hôi
Khi mang thai, phụ nữ thường có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường và có thể đó là triệu chứng đầu tiên trong thai kỳ.
Cơ thể thay đổi mùi khi bạn mang thai. Điều này là do nguồn cung cấp máu của cơ thể bạn tăng lên do nhu cầu vận chuyển nhiều oxy và dinh dưỡng cho em bé.
Uống nhiều nước, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo rộng rãi và tránh xa thức ăn cay là những giải pháp giúp bạn tiết mồ hôi ít hơn.