Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị đau họng chủ yếu là do virus, nấm tấn công, thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi hoặc chỉ cần dùng thuốc 2 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu đau họng kéo dài tầm 3 tháng không khỏi hoặc tái phát nhiều lần sẽ do những nguyên nhân sau:
– Người bệnh đau họng chủ quan với các biểu hiện ho, đau họng, sưng họng khi ở mức độ nhẹ, khởi phát cộng với thể trạng cơ thể vốn đã yếu ớt, dễ bị tác động bởi thời tiết, đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp… sẽ khiến bệnh trở nặng thành đau họng kéo dài.
– Viêm họng trào ngược dạ dày cũng là yếu tố khiến tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Lúc này giải pháp hiệu quả nhất là uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày song song với thuốc chữa viêm họng.
– Do bệnh viêm xoang: Những người mắc bệnh viêm xoang cũng có khả năng bị đau họng kéo dài.
– Do thói quen ho, khạc cổ làm cho các mao mạch trong họng của người bệnh bị căng lên, rách vỡ và dẫn đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn và bệnh đau họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
– Do sức đề kháng yếu: Những người thường xuyên bị đau họng kéo dài có thể do hệ thống miễn dịch kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, trong trường hợp này nên tích cực tăng cường sức đề kháng để hạn chế các tác nhân gây bệnh.
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH ĐAU HỌNG KÉO DÀI
– Hạn chế tiếp xúc với những thứ có thể khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương như khói bụi, nước đá, rượu bia…
– Không nên để nhiệt độ quá thấp khi nằm điều hòa, phải giữ ấm cơ thể trong mùa đông.
– Hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhiều dinh dưỡng, mềm.
– Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm miệng… cần được điều trị triệt để nhằm tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống khiến cho người bệnh bị đau họng kéo dài.
– Phải vệ sinh miệng, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày.
– Khi phát bệnh đau họng cần điều trị kịp thời, tuy nhiên không được lạm dụng kháng sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.