Xét về mặt sinh học, lớp lông ở vùng da dưới cánh tay thường phát triển mạnh mẽ hơn để hạn chế bớt lực ma sát giữa cơ thể và nách. Đồng thời nó còn phát huy tác dụng tích cực trong việc giữ ấm và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, với nhiều người, nhất là với chị em phụ nữ, lớp lông này phát triển quá mức khiến họ thiếu tự tin khi diện những bộ trang phục gợi cảm. Khi lông nách phát triển quá mức sẽ khiến cho tình trạng hôi nách trở nên tồi tệ hơn. Vậy thì, triệt lông nách có hết hôi nách không?
Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia thẩm mỹ cho biết khi chúng ta nhổ lông nách, cạo lông nách hoặc áp dụng các biện pháp triệt lông khác sẽ giúp vùng da này thông thoáng hơn. Nhờ vậy, mùi hôi khó chịu có thể được cải thiện đáng kể.
Nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ làm phản tác dụng và khiến thứ “rau mùi” này càng trở nên nghiêm trọng.
Một số trường hợp, sau khi tẩy lông, tuyến bã nhờn càng hoạt động mạnh mẽ và gây ra mùi hôi nặng nề. Còn với những người đã bị hôi nách lâu năm thì việc triệt lông chỉ giúp hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn, hầu như không có tác dụng trong việc làm giảm mùi hôi nách. Trong những trường hợp này thì mọi người nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để được tư vấn giải pháp loại bỏ mùi hôi phù hợp hơn.
Một số sai lầm thường gặp khi triệt lông để loại bỏ mùi hôi nách:
– Không nhổ lông nách bằng nhíp vì nó sẽ càng khiến cho nang lông bị tổn thương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây mùi nặng hơn.
– Không dùng dao để cạo lông nách vì nó có thể khiến da bị trầy xước, tạo ra vết thương hở. Sau khi cạo, lông nách mọc lên sẽ cứng và rậm rạp hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến vùng da dưới cách tay bị viêm nhiễm và tăng thêm mùi khó chịu.
– Nếu triệt lông nách để loại bỏ mùi hôi bằng các phương pháp hiện đại thì cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện. Tránh áp dụng các biện pháp triệt lông không phù hợp với làn da và cơ địa dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.