TRỊ NHIỆT MIỆNG Ở MÔI HIỆU QUẢ
1. Vệ sinh khoang miệng đúng cách
Khi vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, cách tốt nhất là nên hạn chế tối đa sự cọ xát các vật thể cứng nhọn, thức ăn cứng, thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị… Bằng cách này sẽ giúp ngăn cho vết loét rách to hơn và nhanh lành lại. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý không sử dụng kem đánh răng chứa thành phần Sodium lauryl sulfate – 1 bởi chúng gây nhiệt miệng.
Bên cạnh đó, việc duy trì súc miệng Sorex ngày 2 lần vào sáng và tối. Đây không chỉ là một thói quen tốt mà còn sát khuẩn, bảo vệ khu vực khoang miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là việc cần phải ghi nhớ làm hàng ngày, chứ không chỉ khi bị nhiệt miệng ở môi. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các chất thừa, thanh lọc cơ thể và đẩy độc tố ra khỏi cơ thể.
Người bệnh khi bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau và xót nên bổ sung một cốc nước mát cũng sẽ xoa dịu cảm giác phần nào. Bên cạnh đó, uống nước giúp làm ẩm khoang miệng, giảm thiểu hiện tượng khô môi khiến vi khuẩn không thể phát triển.
3. Dùng mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp giúp các vết nhiệt miệng không bị bỏng rát và sưng đỏ. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt với tần suất 4 lần/ngày. Hoặc pha trà nóng, thêm vào chút mật ong để uống hàng ngày, chú ý uống từ từ để vùng môi được tiếp xúc với mật ong. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp nghệ, hòa hỗn hợp mật ong và nghệ, đắp lên vết nhiệt miệng với tần suất 3 lần/ngày.
4. Dùng sữa chua
Theo các nghiên cứu, trong sữa chua chứa men vi sinh sống lactobacillus giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do bệnh viêm ruột hoặc vi khuẩn HP. Vì vậy, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp chữa khỏi lở miệng và bảo vệ dạ dày.
5. Dùng baking soda
Một trong những cách trị nhiệt miệng an toàn và nhanh khỏi là súc miệng bằng baking soda. Đây là loại muối nở giúp cân bằng độ pH nhằm giảm viêm để vết lở miệng nhanh lành.
Cách pha nước súc miệng baking soda: Hòa tan 230ml nước với 5g baking soda. Sau đó, bạn súc miệng với dung dịch trong khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Một ngày thực hiện súc miệng với baking soda khoảng 2 – 3 lần cho tới khi hết nhiệt miệng.
6. Dùng dầu dừa
ặc tính kháng khuẩn trong dầu dừa tốt do chứa acid lauric tự nhiên. Với các vết nhiệt ở môi, bạn nên dùng dừa sớm để giảm sưng, giảm đau và rút ngắn thời gian lành vết thương. Để điều trị, bạn lấy lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi lên vết nhiệt miệng ngày 3-4 lần.
7. Dùng bã chè khô
Trong chè chứa chất tanin có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè để đắp trực tiếp lên vết loét trên môi. Đây là cách trị nhiệt miệng giúp giảm đau, giảm sưng tấy, chống viêm hiệu quả và hiệu quả cao.
8. Bổ sung thêm vitamin B,C và sắt cho cơ thể
Để đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm loét miệng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin vào thực đơn của mình. Các loại vitamin tốt cho cơ thể như: acid folic (có trong cải xanh, rau chân vịt, măng tây,…), sắt (có trong ngũ cốc, hàu, trứng, gan gà,…), Vitamin B (có trong sữa đậu nành, sữa gạo, trứng cá…), nước dừa,…