1. Triệu chứng bị nước ăn chân tay
Biểu hiện dễ thấy nhất của tình trạng này là xuất hiện các kẽ nứt, vết loét, bựa trắng ở kẽ chân, kẽ tay và có mùi hôi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi là bỏng rát, ngứa như bị châm trích. Nếu không xử lý khi bị nước ăn chân tay kịp thời và hiệu quả thì tình trạng này tái diễn liên tục. Nếu để nặng có thể gây viêm, bội nhiễm, vết loét lan rộng ra các vùng xung quanh, gây chảy máu, đau,…
2. Nguyên nhân bị nước ăn chân tay
Nguyên nhân gây bệnh là do một số loại nấm gây ra như: Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes,… Bình thường, những vi khuẩn này đều tồn tại trên da và không gây hại nếu da khô ráo và sạch sẽ. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thuận lợi, ẩm thấp thì chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương da và gây viêm. Tác nhân chính khiến chúng có cơ hội phát triển là do:
– Thường xuyên đeo vớ, giày ẩm, chân toát mồ hôi gây bí chân, ẩm chân.
– Nấm lây lan từ người bệnh sang người lành nếu đi chung giày hoặc sinh hoạt chung,…
– Chân tay thường xuyên phải tiếp xúc hoặc ngâm trong nước bẩn.
– Bị viêm da tạo thuận lợi cho các loại nấm này phát triển.
Nếu không xử lý khi bị nước ăn chân tay nhanh thì vi khuẩn lây lan nhanh hết các kẽ chân, kẽ tay và gây khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là gây đau cho người bệnh.
3. Những ai dễ bị nước ăn chân tay?
Những đối tượng sau rất dễ bị nước ăn chân tay:
– Nông dân thường xuyên phải lội ruộng, lội bùn.
– Những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước: bơi lội, nuôi thủy hải sản,…
– Những người sinh sống trong vùng ngập lụt.
– Giữ vệ sinh kém, nhất là vùng chân.
Nấm ăn chân tay có thể lây lan nên việc đi chung giày, dép, tắm chung bồn với người bị bệnh cũng dễ bị lây nhiễm.