1. Yếu tố “sạch”: Chú trọng từ màu sắc đến cách sắp xếp và giữ vệ sinh
Có rất nhiều cách khiến cho phòng tắm trông sạch sẽ. Lựa chọn gam màu sáng như trắng kem, vàng kem, xám nhạt hay màu pastel chính là một trong những cách “đánh lừa thị giác” rất tốt giúp bạn cảm thấy phòng tắm sạch. Bạn có thể sử dụng các loại gạch sàn màu tối và ốp phong cách hoa văn màu sắc mang lại cảm giác khô ráo, bớt nhàm chán. Dù chọn gam màu nào thì căn phòng của bạn chỉ sạch thực sự khi được vệ sinh thường xuyên.
Để tránh cho phòng tắm luôn ẩm ướt, bạn nên đặt những tấm thảm dễ thấm nước tại những nơi hay nhiễu nước như bồn tắm, bể lavabo, vòi xịt. Nhiều ý tưởng cho thảm nhà tắm như thảm vải, thảm thanh tre, thảm cao su, hay thảm sỏi giúp bạn có thể chọn lựa phù hợp với nhà mình.
Nếu muốn sử dụng bồn tắm, bạn hãy bố trí thật hợp lý để hạn chế khả năng tràn nước ra khỏi phân vùng của bồn tắm. Bên cạnh đó, bố trí thêm vòi hoa sen, bạn cần chú ý việc ngăn chặn nước bắn ra bên ngoài. Với phòng tắm có kích thước nhỏ, bạn có thể sử dụng kính trong suốt với kích thước phù hợp để phân vùng và làm hạn chế cảm giác ngột ngạt. Đồng thời, kính hoặc gương trong suốt góp phần tạo nên không gian rộng và sạch sẽ.
2. Yếu tố “mát”: Cần thông thoáng và đủ ánh sáng
hòng tắm có đặc trưng là luôn ẩm vì vậy việc thiết kế sao cho thông thoáng và có thêm ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt để giảm bớt sự âm u, tạo độ thoáng mát. Không gian phòng tắm nên có cửa sổ với khả năng lấy sáng và không khí hoặc có thể lắp quạt thông gió để lưu thông không khí trong phòng.
Ngoài ra, nên thường xuyên dùng Nano Xclean để vừa khử mùi, vừa tạo không gian thư giãn, thoải mái.
Thiết kế phòng tắm ngay từ ban đầu nhất thiết cần được chú trọng từ cách bố trí nội thất, màu sắc, ánh sáng cũng như sự thông thoáng cần thiết để đảm bảo yếu tố sạch và mát. Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, còn gì tuyệt vời hơn khi tận hưởng những giờ phút thư giãn bên trong căn phòng tắm sạch sẽ, tươi mát.