Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại,bị bệnh hay chết, khoảng trống còn lại được làm sạch và trám bít lại. Quy trình chữa tủy giúp giữ lại được những chiếc răng mà đáng lẽ trước đây phải nhổ bỏ.
Răng sau khi điều trị tủy có thời gian tồn tại ngắn hơn, đó là điều chắc chắn. Tủy răng là một hệ thống gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng.Tủy răng có cả ở thân răng lẫn chân răng, nó đóng vai trò là mạch sống nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc.
Một khi đã chữa tủy, chiếc răng đó hoàn toàn mất sự nuôi dưỡng hằng ngày, nó trở thành một cây răng chết. Vì thế, răng sau khi chữa tủy sẽ có thời gian tồn tại không thể bằng được với các răng không chữa tủy. Đặc biệt là sau thời gian khoảng vài năm, răng chữa tủy sẽ có sự khác biệt rõ rệt, chẳng hạn như răng trở nên giòn và dễ vỡ, biến đổi màu, không còn trắng sáng đều màu như các răng còn lại. Đặc biệt, nếu không phục hình bọc răng sứ, răng chữa tủy về lâu dài sẽ không còn ăn nhai chắc chắn như trước, đồng thời khó giữ lại nguyên vẹn chiếc răng.
Theo một số nghiên cứu, răng đã chữa tủy chỉ có thể tồn tại được khoảng 15 đến 25 năm, tùy vào việc chăm sóc răng cũng như cơ địa từng người. Sớm hay muộn, bệnh nhân đều được khuyên nên trám răng để thay thế phần mô răng bị vỡ, mẻ hay mất đi trong quá trình chữa tủy. Việc trám răng chỉ góp phần hỗ trợ chức năng ăn nhai, chứ không góp phần duy trì thời gian tồn tại của răng.
Tuy nhiên, để bảo tồn được chiếc răng thật đó cần thực hiện phục hình bọc răng sứ, giải pháp này sẽ giúp khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai lâu dài. Chỉ có bọc răng sứ mới giúp răng chữa tủy tồn tại được lâu hơn.