Theo thống kê, tại nước ta, tỷ lệ mắc các bệnh lý răng lợi chiếm tới 90% dân số, trong đó tình trạng hôi miệng rất phổ biến.
Trên thực tế, hơi thở có mùi phát ra từ khoang miệng hay cuống họng dễ xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, với rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do chăm sóc răng miệng không đúng cách, hoặc ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh, hay tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc…
Tuy nhiên, “gốc rễ” của tình trạng này chính là việc cung cấp thiếu dinh dưỡng cho tế bào nướu, lợi, khiến niêm mạc miệng không đủ khả năng chống lại sự tấn công của những tác nhân gây hại trong môi trường, từ đó dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm và kéo theo hơi thở có mùi.
Tưởng chừng chỉ là biểu hiện đơn giản nhưng thực tế cho thấy, tình trạng hơi thở “rau mùi” khiến chúng ta ngại trò chuyện, thiếu tự tin, không dám giao tiếp với đồng nghiệp hay thuyết phục khách hàng,… Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhóm và hiệu suất công việc hàng ngày.
Trớ trêu thay, vấn đề tình cảm cũng có nguy cơ đi vào ngõ cụt chỉ vì chứng hôi miệng, bởi thực tế, phải chịu đựng mùi khó chịu phát ra từ chính người yêu, bạn đời, hay kể cả người thân trong gia đình mỗi ngày là điều không hề dễ dàng.
Lúc này, hôi miệng không chỉ là nỗi ám ảnh của người mắc mà còn là rào cản với mọi người xung quanh. Và đôi khi, nhiều người bị hôi miệng vì quá lo lắng mà cảm thấy bế tắc, sống khép mình, dẫn đến trầm cảm kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mặt khác, bạn có biết rằng, tình trạng hơi thở có mùi còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số vấn đề như: Nhiễm khuẩn răng miệng, bệnh đường tiêu hóa (đặc biệt là viêm loét dạ dày), hay suy giảm chức năng gan, thận,… Do đó, bạn cần áp dụng ngay các biện pháp khắc phục để hôi miệng không còn “đeo bám” cuộc sống thêm phút giây nào nữa.