Bất kỳ tác động mạnh nào từ ngoại lực đến răng như: tai nạn, cắn vật quá cứng, bị va đập,… đều có khả năng làm cho phần cement xung quanh răng mất đi, từu đó làm cho răng bị yếu và dễ lung lay.
1. Bị sâu răng
Sâu răng giai đoạn đầu có thể chưa ảnh hưởng nhiều đến độ chắc khỏe của răng. Tuy nhiên khi kéo dài mà không chữa trị, sâu răng nặng hơn, khiến cho tổn thương lan xuống tủy răng và làm viêm nhiễm vùng mô tủy và áp xe chân răng. Những vấn đề này sẽ làm cho nướu răng và các liên kết chân răng bị yếu đi, gây lung lay răng.
2. Bị tiêu xương
Bệnh tiêu xương răng rất dễ gây nên tình trạng tụt nướu và hệ quả là chiều cao, độ rộng của thành xương ổ răng giảm xuống. Từ đó xương ổ răng không còn khả năng nâng đỡ nướu nữa, nướu sẽ bị tụt thấp xuống rồi dần dần tách ra khỏi chân răng. Kết quả là khiến răng bị lung lay, mất hẳn độ chắc khỏe.
3. Đang mang thai
Khi mang thai, phụ nữ thường bị rối loạn hormone do hàm lượng estrogen và progesterone tăng lên. Tình trạng này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến một số mô chuyên biệt như nướu và các mô, xương bao quanh có vai trò nâng đỡ răng. Không những thế, trong giai đoạn này, nướu răng còn nhạy cảm hơn nên càng dễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng và kết quả cuối cùng là khiến răng không còn chắc khỏe mà có sự lung lay nhẹ.
4. Nghiến răng, lệch khớp cắn
Tật nghiến răng thường xuyên làm cho hai hàm răng liên tục bị siết chặt vào nhau, khiến cho thân răng và men răng bị tác động, hư hại. Không những thế, việc này còn vô tình tạo áp lực lên răng trong thời gian dài, khiến cho răng dần bị lung lay và các mô răng nâng đỡ lân cận bị hỏng.
5. Bị loãng xương
Loãng xương tưởng chừng là vấn đề không liên quan nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm – nơi có nhiệm vụ giữ răng ở đúng vị trí qua ổ răng. Khi mật độ xương của hàm giảm nhiều, phần nâng đỡ răng bị lỏng, răng sẽ bị lung lay và thậm chí có thể còn bị rụng.