Ngứa chân thường không nghiêm trọng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. – Khô da: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng khô, da chân sẽ bị nứt, bong tróc, thô ráp kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. – Côn trùng cắn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa chân hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, chóng mặt… – Cạo lông: Việc cạo lông chân sai cách có thể gây ra tình trạng lông mọc ngược, hình thành những nốt mụn mủ, sưng đỏ và gây ngứa vùng da chân. – Dị ứng: Tình trạng ngứa cũng xảy ra nếu bạn dị ứng với các sản phẩm làm đẹp hoặc vệ sinh sử dụng cho da chân: kem tẩy lông, kem dưỡng da… – Tiểu đường: Ngứa chân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường do mức bị mất kiểm soát gây ngứa. – Viêm nang lông: Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của một cụm mụn ngứa trên chân, khu vực xung quanh cụm mụn đỏ lên và đau rát. – Giãn mạch máu: Một số người cảm thấy ngứa trong hoặc sau khi đi bộ, chạy bộ và tập luyện do khi hoạt động, mao mạch ở chân giãn nở, làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp và các dây thần kinh xung quanh gây ngứa tạm thời. – Hội chứng chân không yên (RLS) là tình trạng khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, khó chịu ở chân, khi người bệnh nghỉ ngơi chân có thể có cảm giác ngứa, khó chịu. – Tác dụng phụ của thuốc của một số loại thuốc có thể gây ra cảm giác ngứa và thường không đi kèm phát ban hoặc nổi mề đay. – Mặc dù không phổ biến nhưng ngứa chân có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như u lympho, ung thư da, bệnh thận tiến triển, bệnh gan, bệnh tuyến giáp…