Có một nơi thân thiết với chúng ta hơn cả anh chị em ruột, chịu đựng chúng ta hơn cả vợ hoặc chồng, là nơi để chúng ta sống thật với bản thân mình nhất. Đó không đâu khác hơn là cái toilet.
Hoàn toàn chẳng ngoa khi đưa ra những nhận định trên. Trong một clip tôi vô tình xem trên Facebook của một người bạn có tựa đề “Giây phút sống thực” đã chứng minh điều này:
– Đó là một cụ già khó tính có thói quen dùng giấy lau sạch bàn toilet tr.ước khi ngồi.
– Một vị CEO có thói quen cầm tờ báo vào và tranh thủ điểm tin.
– Một anh chàng diễn giả chọn đây làm nơi chuẩn bị cho bài diễn thuyết và tất nhiên đây cũng là nơi để anh “trút giận”.
– Một cặp đồng tính chọn nơi này làm chốn để yêu thương.
– Một cô nàng mất tự tin với vòng một của mình chọn toilet làm nơi để tự tân trang bằng cách độn giấy…
Gần như có bao nhiêu hoạt động ngoài đời thì sẽ có bấy nhiêu hoạt động trong toilet với đầy đủ các cung bậc hỷ, nộ, ái, ố.
Thế nhưng nhìn chung, chúng ta lại luôn có xu hướng dè bỉu cái toilet hơn bất cứ thứ gì. Nói tới bẩn nhất, xấu nhất, mọi người nghĩ ngay tới cái toilet. Khi phải gán một cấp độ so sánh về độ bẩn của bàn phím máy tính, vậy là cái toilet được lấy ra.
Như theo một quy luật, cái gì ta luôn cần nhưng không coi trọng thì nó luôn thiếu, nhà vệ sinh cũng vậy. Theo Liên hiệp Quốc, hiện nay, thế giới có tới 2,5 tỉ người chưa có nhà vệ sinh đúng nghĩa. Tính sơ, cứ 5 người thì cần một chỗ đi vệ sinh tươm tất trong nhà thì cả thế giới đang thiếu 500 triệu nhà vệ sinh. Đó là chưa tính đến số nhà vệ sinh ở nơi làm việc, trường học, chợ, các khu vực bị thiên tai hay trại tị nạn, thậm chí ở các đền chùa và những nơi thờ tự khác…
Việc thiếu nhà vệ sinh, nhà vệ sinh quá bẩn đã ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi cố kiềm nén 1 trong “Tứ khoái”. Tình cảnh phổ biến chung tại các bệnh viện lớn, các khu vui chơi giải trí, các điểm tham quan danh lam thắng cảnh, các trường học… ở Việt Nam là thiếu trầm trọng nhà vệ sinh hoặc nếu có nhưng vì quá bẩn nên nhiều người không dám sử dụng đành phải “cố nhịn” đến mức… sinh bệnh.
Trong một khảo sát của UNICEF cho biết tại Việt Nam có đến 88% trường học ở nông thôn không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành. Theo một thống kê khác cho thấy hằng năm, chỉ riêng tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội đã tiếp nhận khoảng 1.500 trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến đường tiểu và thận. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh này ở trẻ là do việc trẻ nín nhịn quá lâu không chịu đi vệ sinh do nhà vệ sinh trong trường quá bẩn…
Do không có nhà vệ sinh sạch sẽ, không chỉ các học sinh tiểu học nhịn không dám uống nước mà những người trưởng thành cũng không dám ăn hay uống nước nhiều khi đi ra khỏi nhà chỉ để giảm số lần… tiểu tiện. Thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Giáo sư Trần Đình Long, Trưởng khoa Thận – tiết niệu Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Nước nhiều khi còn quan trọng hơn thức ăn. Nó giúp lưu thông khí huyết, lọc và đào thải các chất độc. Cơ thể thiếu nước sẽ làm giảm khả năng thải độc, rối loạn điện giải, khiến người mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút”…
———————————————————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO CHÂU Á (AHT CORP)
Phone: (028) 6278 2102 – (Tel): 0919 400 514