1. Lười vệ sinh cá nhân
Lười vệ sinh cá nhân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cơ thể trẻ có mùi. Lười tắm, không vệ sinh vùng nách và vùng háng cẩn thận khiến vi khuẩn tích tụ, khiến trẻ em có mùi hôi nách và háng. Nếu trẻ không chịu tắm rửa thường xuyên thì cơ thể trẻ sẽ nặng mùi do các vi khuẩn trên da tiếp xúc với mồ hôi.
2. Thói quen ăn uống
Thức ăn mà trẻ ăn có mối tương quan trực tiếp với mùi cơ thể. Cơ thể trẻ có thể có mùi sau khi trẻ ăn các thực phẩm như tỏi và hành. Sau khi tiêu hóa, mùi của những loại thực phẩm này sẽ thoát ra các lỗ chân lông trên da.
3. Dậy thì sớm
Trẻ dậy thì sớm do một số nội tiết tố như DHEA được sản xuất ra quá nhiều. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì. Nếu trẻ rơi vào trường hợp này, cơ thể trẻ sẽ có một số thay đổi ở tuyến lông, mụn trứng cá và cơ thể bắt đầu tiết ra mùi hôi.
4. Dậy thì
Dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành. Một trong những thay đổi quan trọng nhất mà bạn có thể nhận thấy được là cơ thể trẻ bắt đầu có mùi. Vì vậy, nếu bé cưng đang ở trong độ tuổi này thì việc cơ thể trẻ có mùi là hoàn toàn bình thường nhé.
5. Phenylcetone niệu
Phenylcetone niệu (PKU) là một chứng rối loạn về chuyển hóa phenylalanyl (Phe) thành tyrosine (Tyr) do thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase. Tyrosine là tiền chất quan trọng để sản xuất serotonin, các catecholoamine (chất dẫn truyền thần kinh), hormone tuyến giáp và melanin. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm thì cơ thể sẽ phát ra mùi hôi ở da, hơi thở và nước tiểu. Tình trạng này cũng có thể gây phát ban, khiến cơ thể có mùi hôi.
6. Hội chứng mùi cá
rimethylaminuria (TMAU) hay còn được gọi là hội chứng mùi cá, là một rối loạn trao đổi chất hiếm gặp, gây ra khuyết tật trong việc sản xuất các enzyme flavin bình thường có chứa monooxygenase 3 (FMO3). Khi FMO3 hoạt động không đúng hoặc số lượng enzyme này sản sinh ra không đủ, cơ thể mất khả năng phá hủy các trimethylamine (TMA) trong quá trình tiêu hóa thức ăn thành trimethylamine oxide (TMAO). Đây là điều khiến cơ thể dần dần tích lũy các chất tạo ra mùi nước tiểu, mồ hôi, hơi thở rất nặng và tanh.
7. Hội chứng tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và nguyên nhân thường là do trẻ uống quá nhiều đồ uống có ga, ăn quá nhiều thức ăn cay, tập thể dục và lo lắng. Tình trạng này xảy ra ở khắp cơ thể chứ không phải chỉ ở vùng dưới cánh tay. Ngoài ra, chứng tăng tiết mồ hôi cũng có thể là do nhiễm trùng, rối loạn hormone ở tuổi dậy thì… Những trẻ bị hội chứng này cũng thường gặp phải tình trạng cơ thể có mùi.