– Mất nước: Nước bọt được tạo từ nước. Khi mất nước, cơ thể không có đủ chất lỏng để sản xuất nước bọt. Khô miệng và họng là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn. Nếu không uống đủ nước trong ngày, bạn có thể thấy mình bị khô miệng, mất nước vào buổi sáng.
– Thở bằng miệng khi ngủ: Mở miệng khi ngủ, các mô trong miệng sẽ bị khô, nhất là những mô gần môi nhất. Nếu người bệnh bị nghẹt mũi, chất nhầy gây tắc nghẽn mũi khiến họ phải thở chủ yếu bằng miệng. Tình trạng này diễn ra hầu như suốt đêm và kết quả là thức dậy với cảm giác miệng khô, rát. Trước khi đi ngủ, mọi người có thể rửa mũi, hít thông mũi hoặc xông máy tạo ẩm để làm sạch xoang, giúp việc thở bằng mũi dễ dàng hơn.
– Chứng ngưng thở khi ngủ: Người ngủ ngáy mạn tính và mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ quen với tình trạng khô miệng và họng khi thức dậy mỗi ngày. Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi hơi thở bất thường trong khi ngủ. Khi mắc chứng này, hơi thở gián đoạn, người bệnh thở hổn hển và ngáy to. Những vấn đề này thường dẫn đến thở bằng miệng, gây khô miệng, họng. Ngưng thở khi ngủ còn dẫn đến các triệu chứng khác như mất ngủ, đau đầu vào buổi sáng, khả năng tập trung hạn chế, dễ cáu kỉnh.
– Dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc dùng để điều trị chứng trầm cảm, thuốc thông mũi, thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau có thể làm giảm lưu lượng nước bọt.
– Vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, hội chứng sjogren.. đều ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Chúng gây khô họng và miệng kéo dài, triệu chứng rõ rệt nhất vào buổi sáng.
– Uống cà phê hoặc rượu vào buổi tối: Cà phê, rượu hoặc cocktail là các thức uống lợi tiểu có thể khiến bạn bị mất nước nhẹ, dẫn đến khô miệng.