1. Giai đoạn sơ sinh: Từ sơ sinh – 2 tuần
– Chó con tiếp nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ
– Đã có xúc giác và vị giác
2. Giai đoạn chuyển tiếp: Từ 2-4 tuần
– Chó bắt đầu mọc răng vào tuần thứ 3, 4
– Thính giác và khứu giác phát triển, mắt mở ra, răng bắt đầu mọc lên.
– Chó con bắt đầu đứng, đi được một chút, vẫy đuôi, sủa.
– Thị lực phát triển tốt trước khi chó con được 4-5 tuần tuổi.
3. Giai đoạn hòa nhập: Từ 4-12 tuần
– Chó con cần có dịp gặp gỡ các vật nuôi khác và người.
– Sự ảnh hưởng của các con chó cùng lứa tăng lên khi chó con được 4-6 tuần tuổi.
– Chó con phát triển đầy đủ giác quan khi được 7-9 tuần tuổi. Nó đang dần cải thiện khả năng phối hợp về thể chất và sẵn sàng để được huấn luyện tại nhà.
– Từ 8-10 tuần tuổi, chó con có thể cảm thấy sợ hãi đối với một số đồ vật và sự việc. Trong giai đoạn này, chó con cần sự hỗ trợ và khích lệ tích cực nhiều hơn.
– Từ 9-12 tuần tuổi, chó con sẽ tăng cường phản ứng, phát triển kỹ năng xã hội với các con chó cùng lứa nhiều hơn cũng như khám phá môi trường, đồ vật xung quanh mình. Đây là khoảng thời gian thích hợp để huấn luyện chó con.
4. Giai đoạn phân cấp: Từ 3-6 tháng
– Chó con biết phân chia cấp bậc (thống trị và phục tùng) trong gia đình và trong đàn.
– Nhóm con vật chơi chung (gồm cả những vật khác loài) bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của chó con.
– Bắt đầu mọc răng và nhai.
– Chó con cũng sẽ trải nghiệm một giai đoạn biết sợ khác ở giai đoạn 4 tháng tuổi.
5. Giai đoạn vị thành niên: Từ 6-18 tháng
– Chó con bị ảnh hưởng bởi con người và các thành viên trong bầy của nó nhiều nhất.
– Lúc 7-9 tháng, chó con bắt đầu khám phá nhiều hơn về khu vực của nó, thúc đẩy một giai đoạn nhai gặm thứ hai.
– Chó con sẽ trải qua giai đoạn đầu của hành vi tình dục nếu không bị cắt buồng trứng hoặc bị thiến.