1. Mùi tây: Hương thơm và hàm lượng chất diệp lục cao của mùi tây có tác dụng khử mùi. Tinh chất trong loại rau này có thể chống lại hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi. Nên ăn trực tiếp hoặc ép rau hòa với ít nước ấm để uống.
2. Nước ép dứa: Uống hoặc nhai trực tiếp một vài lát dứa trong 2-3 phút giảm mùi hôi. Lưu ý súc miệng hoặc uống thêm ít nước lọc để loại bỏ đường còn sót lại.
3. Nước lọc: Khô miệng cũng gây hôi miệng, nhất là sau khi thức dậy. Nước bọt giữ sạch miệng, góp phần ngăn vi khuẩn phát triển. Uống nhiều nước tăng sản xuất nước bọt, tránh khô miệng.
4. Nước chanh: Vitamin C, chất chống oxy hóa giảm viêm nướu và các bệnh nha chu. Uống nước chanh hoặc lấy một ít chanh chà trực tiếp lên răng, lưỡi để ngăn hôi miệng. Không dùng quá nhiều nước chanh một ngày vì hàm lượng axit xitric cao có thể gây xói mòn răng.
5. Sữa : Một số nghiên cứu cho thấy uống sữa sau khi ăn tỏi cải thiện đáng kể hơi thở có mùi. Có thể uống một ly sữa ít chất béo trong hoặc sau khi ăn thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành.
6. Quả cam: Nhiều người bị hôi miệng vì không tiết đủ nước bọt làm sạch vi khuẩn. Cam không chỉ là món tráng miệng tốt cho sức khỏe mà còn góp phần vệ sinh răng miệng. Vitamin C trong cam giúp tăng tiết nước bọt, loại bỏ hơi thở nặng mùi.
7. Trà xanh bạc hà: Trà xanh có đặc tính khử trùng và khử mùi, cho hơi thở thơm mát tạm thời. Bạc hà cũng có tác dụng tương tự. Nên kết hợp trà xanh với bạc hà để tăng khả năng khử mùi. Trà chứa caffein nên hạn chế uống vào buổi tối. Trước khi ngủ, bạn pha hai tách trà và cho vào tủ lạnh, sử dụng vào sáng hôm sau.
8. Táo: Táo có thể ức chế mùi hôi của tỏi và thực phẩm nặng mùi khác. Một số hợp chất tự nhiên trong táo trung hòa hợp chất có mùi hôi trong tỏi, khử mùi trong miệng. Táo có thể dùng làm nước ép, sinh tố táo hoặc ăn tươi sau khi dùng bữa chính.