1. Tê hai bàn chân
Tình trạng tê bàn chân cho thấy bệnh thần kinh ngoại biên, điều này có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc bị bệnh tiểu đường, chứng tê có thể kéo dài đến tay. Không có cách chữa trị triệt để cho bệnh thần kinh ngoại biên, và chỉ có thể giảm đau bằng cách sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần.
2. Ngón chân cái đột nhiên tăng lên
Ngón chân cái có sự biến đổi lớn hơn rất có thể là bệnh gút, bình thường là do tích tụ quá nhiều axit uric. Axit uric thường được tìm thấy trong các bộ phận của cơ thể có nhiệt độ thấp, đặc biệt là ngón chân cái cách xa tim nhất. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tránh ăn thực phẩm có hàm lượng purine cao như các loại hải sản.
3. Móng chân vàng và dày hơn
Móng chân vàng và dày hơn là bệnh nấm móng. Nấm gây nhiễm trùng móng dẫn đến móng chân sẫm màu hơn. Những người mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch và những người có tuần hoàn bất thường dễ mắc bệnh này, kiến nghị nên đến bệnh viện điều trị kịp thời nếu thấy xuất hiện triệu chứng này. Những người bị mắc bệnh nấm móng, nên thay giày, tất và vệ sinh thường xuyên, không nên đi chung dép hay dùng chung khăn tắm với người khác.
4. Bàn chân lạnh
Phụ nữ trên 40 tuổi có bàn chân và chân lạnh, chứng tỏ chức năng của tuyến giáp không đủ, bởi vì tuyến giáp có thể điều chỉnh nhiệt độ và trao đổi chất. Bình thường nên làm tốt việc giữ ấm bàn chân, và nên ngâm chân bằng nước ấm.
5. Bàn chân bị đau dai dẳng
iTVC from Admicro
Bàn chân đau dai dẳng có thể là tiền thân của bệnh tiểu đường, trạng thái tăng đường huyết liên tục sẽ làm vỡ dây thần kinh ở chân, biểu hiện chủ yếu là vết trầy xước hoặc kích ứng do áp lực hoặc ma sát. Bệnh tiểu đường cần phải điều trị vết loét ngay lập tức, và cần phải làm các kiểm tra liên quan tại bệnh viện.
6. Bàn chân nhiều lần bị chuột rút
Đột ngột bị co rút bàn chân hoặc bị co thắt cơ, điều này chứng tỏ cơ thể bị mất nước hoặc tập thể dục quá mức. Nếu bàn chân đột nhiên bị chuột rút và kèm theo đau nhức, điều đó cho thấy cơ thể thiếu khoáng chất. Trong giai đoạn này, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, magiê và kali. Massage khu vực bị đau bằng khăn lạnh hoặc rượu vô trùng có thể thúc đẩy thư giãn cơ bắp.
7. Móng chân hơi lõm xuống
Móng chân hơi bị lõm xuống và có những vết lõm tương tự như hình dạng của một cái muỗng, cho thấy thiếu máu và không đủ lượng huyết sắc tố trong cơ thể. Nó cũng có thể đi kèm với móng tay giòn, bàn tay và bàn chân lạnh, mệt mỏi, khó thở và đau đầu và chóng mặt. Trong thời kỳ này, ăn nhiều vừng đen và nấm đen, máu động vật và rong biển có chứa nhiều sắt.