1. Ngậm đá viên
á viên là nguyên liệu đơn giản nhưng giúp bạn xoa dịu cơn đau rát lưỡi hiệu quả. Khi có cảm giác lưỡi bị rát, bạn có thể ngậm 1-2 viên đá lạnh, để làm giảm cơn đau rát ngay lập tức. Cách làm này có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày vừa giúp giảm cơn đau rát lưỡi, vừa hỗ trợ giảm viêm do bỏng lưỡi.
2. Ngậm một thìa mật ong
Mật ong vốn được biết đến với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu nhẹ cảm giác đau. Khi lưỡi đau rát, bạn hãy ngậm một thìa mật ong tại vị trí đau rát trong khoảng 10-15 phút, cơn đau rát lưỡi sẽ được xoa dịu, tình trạng viêm cũng sẽ giảm đáng kể. Đây là cách làm lành tính và có thể dùng bất cứ khi nào tình trạng rốp lưỡi xuất hiện.
Một lưu ý khi dùng phương pháp này chính là tránh cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong vì dễ gây tình trạng ngộ độc cho bé.
3. Ngậm gel nha đam
Gel nha đam (hay còn gọi là gel lô hội) có tác dụng làm mát, xoa dịu cơn đau và cung cấp lượng ẩm cần thiết, thoa hoặc ngậm một ít gel nha đam lên vùng lưỡi bị đau rát trong 15 – 20 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch.
4. Ăn sữa chua
Sữa chua với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Ăn một hũ sữa chua khi đau rát lưỡi giúp xoa dịu cơn đau tức thời, lợi khuẩn có trong sữa chua đồng thời có khả năng kìm hãm các vi khuẩn có hại trong miệng. Bên cạnh đó nếu duy trì việc ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe và làn da của bạn.
5. Súc miệng bằng nước súc miệng Sorex
Một trong những đặc tính nổi bật của Sorex là đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống lại các bệnh nấm miệng. Do đó, đây được xem là một biện pháp hữu hiệu trong xoa dịu tình trạng rát lưỡi.
6. Nhai lá húng quế
Đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm của rau húng quế sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm và nhiễm khuẩn, giúp xoa dịu tình trạng lưỡi rát. Bạn chuẩn bị một ít rau húng quế đã rửa sạch, nhai 3-4 lá rau húng quế để làm giảm cảm giác đau rát. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 3 lần mỗi ngày để gia tăng hiệu quả.