1. Vệ sinh nhưng không tiến hành phủi bụi trước khi làm ướt, sử dụng hóa chất
Nhà tắm ẩm ướt nên khá ít người phủ bụi đồ dùng nhà tắm trước khi bắt tay dọn dẹp. Bụi bẩn không được làm sạch sẽ làm bẩn rẻ lau, dụng cụ và làm tái bẩn bề mặt.
2. Vệ sinh gương nhà tắm không đúng cách khiến gương bị ố vàng, trầy xước
Chị em cần lưu ý, gương cần được làm sạch bụi và làm ướt trước để loại bỏ cặn bẩn. Sử dụng nước vệ sinh gương kính chuyên dụng để loại bỏ chất bẩn, cặn canxi. Sử dụng khăn mềm, cần gạt nước để loại bỏ chất bẩn trên gương kính. Không dùng vật sắc nhọn để cọ rửa gương gây trầy xước.
3. Vệ sinh bồn cầu nhưng không tiến hành diệt khuẩn
Bồn cầu là nơi thu gom chất thải, thường xuyên gây mùi và tích tụ chất bẩn, vi khuẩn. Sử dụng dung dịch tẩy rửa và cọ bồn cầu chuyên dụng, sau đó tiến hành khử khuẩn khu vực nhà vệ sinh, bồn cầu, các vật cầm nắm để giảm vi khuẩn khi tiếp xúc. Sử dụng chai xịt khử mùi, diệt khuẩn nhà vệ sinh để khắc phục vấn đề này.
4. Vệ sinh nhà vệ sinh, nhà tắm bằng vật dụng dính bẩn lâu ngày, bị dính nước
Vật dụng bị dính bẩn, nhiều vi khuẩn sẽ làm nhiễm bẩn bề mặt mà bạn không thể nhận ra. Do vậy, sau khi sử dụng dụng cụ như: cọ bồn cầu, bàn chải, cần gạt kính… cần vệ sinh sạch, khử khuẩn và để ở nơi khô ráo.
5. Không dọn dẹp các vị trí góc khuất bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn tắm…
Đây là thói quen phổ biến của nhiều chị em nội trợ, khiến nhà tắm vẫn bị bẩn, nhiều góc khuất tích tụ chất bẩn phát sinh mùi, vi khuẩn.