1. Sử dụng máy giặt
Giày thường có nhiều chi tiết khó vệ sinh, đặc biệt là phần bên trong mũi giày vừa khuất lại vừa cứng. Vì vậy, vệ sinh bằng máy giặt có thể khiến giày của bạn không được sạch, không những thế phần đề cứng rất dễ bị gãy hoặc móp khi bị áp lực mạnh bởi sức quay của lồng giặt.
2. Trong khi vệ sinh giày
Một lỗi sai cơ bản nhất nhưng lại được nhiều người nghĩ đến nhất là sử dụng bột giặt và chất tẩy. Các loại dung dịch này có tính khử khá mạnh nên sẽ vô tình làm “bay màu” luôn cả màu giày của bạn, nhất là giày vải nhuộm. Ngoài ra, nếu ngâm giày lâu trong dung dịch tẩy rửa sẽ dễ làm mòn giày, giòn hoá cao su và khiến các vết keo dán giày bị bung.
Thêm một sai lầm phổ biến nữa là dùng một loại bàn chải cho tất cả các loại giày. Thay vào đó, tùy vào từng chất liệu giày mà bạn hãy chọn loại bàn chải sao cho phù hợp nhất.
3. Làm khô bằng nhiệt độ cao
Sau khi làm sạch giày, bạn dùng ngay máy sấy hoặc đặt giày của bạn bên cạnh bộ tản nhiệt/lò sưởi làm giày khô nhanh hơn để được “trên chân” bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng đến dáng giày.
khi vệ sinh giày cao su ở nguồn nhiệt cao khiến giày bị co rút, phần keo và cao su trên giày bị tan chảy, biến dạng. Nếu cần gấp, bạn có thể sấy giày ở nhiệt độ vừa phải và để máy sấy cách giày 20-30 cm.
4. Không vệ sinh giày thường xuyên
Vết bẩn bám vào giày để lâu ngày sẽ khô lại và khiến đôi giày khó tẩy sạch hơn. Vì vậy, với những đôi thể thao được mang thường xuyên, hãy làm sạch mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe chính mình và giữ tuổi thọ giày lâu nhất.
Đối với các chất liệu khó vệ sinh như giày da, giày cao gót hay giày trắng, … bạn nên lau chùi nhẹ sau 1-2 lần sử dụng để giữ giày luôn “tinh tươm” trong thời gian dài.